Mụn trứng cá ở mũi là tình trạng lỗ chân lông ở mũi bị bít tắc, viêm nhiễm. Mụn phổ biến ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính, màu da. Theo dõi bài viết sau để hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị và phòng ngừa loại mụn này.
Dấu hiệu nhận biết mụn trứng cá ở mũi
Mụn trứng cá ở mũi ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tinh thần của bạn. Nó được nhận biết thông qua một số dấu hiệu sau:
- Ban đầu, nốt mụn có màu đen, nhỏ, nằm sâu dưới lỗ chân lông
- Mụn có thể mọc riêng lẻ hoặc thành cụm
- Nếu sờ, nặn sẽ khiến mụn sưng tấy, đỏ ửng, có mủ và máu
Nguyên nhân gây mụn trứng cá ở mũi
Xác định nguyên nhân gây mụn giúp bạn có được phương pháp điều trị và chăm sóc da hiệu quả, phù hợp. Theo Viện Da liễu Hoa Kỳ, mụn trứng cá nói chung và mụn trứng cá ở mũi nói riêng xuất hiện là khi nang lông bị bít tắc. Thực tế, một số nguyên nhân gây mụn trứng cá ở mũi thường được đề cập đến bao gồm:
- Vi khuẩn P. acnes tăng sinh
- Rối loạn nội tiết tố (dậy thì, mang thai, chu kỳ kinh nguyệt)
- Sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chất lượng kém
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi không lành mạnh
- Tác động bởi môi trường và thời tiết
- Lạm dụng thuốc Corticoid, Androgen, Lithium, thuốc tránh thai
Phương pháp điều trị mụn trứng cá ở mũi
Mụn trứng cá ở mũi có thể được điều trị theo nhiều phương pháp. Hiện nay, Tây y và phương pháp dân gian được áp dụng phổ biến. Thông tin chi tiết về từng phương pháp sẽ được chia sẻ chi tiết ngay sau đây.
Tây y
Đối với trường hợp mụn trứng cá mức độ nhẹ, bác sĩ thường chỉ định sử dụng kem/gel trị mụn và dưỡng ẩm. Một số loại kem/gel trị mụn trứng cá hiệu quả:
- Decumar Advanced
- Some By Mi
- Retin - A
- Sakura Acne Clearing Cream
- Paula’s Choice Skin Perfecting BHA 9%
Mụn trứng cá mức độ trung bình đến nặng sẽ được bác sĩ da liễu chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc chứa Corticoid
- Kháng sinh (dạng uống hoặc bôi)
- Thuốc tránh thai
- Thuốc Isotretinoin (dạng uống)
Phương pháp dân gian
Phương pháp dân gian phù hợp với những trường hợp bị mụn trứng cá ở mũi mức độ nhẹ. Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.
Mật ong và tinh bột nghệ
Mật ong và tinh bột nghệ thường được kết hợp để trị mụn trứng cá ở mũi. Đây là những nguyên liệu có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây mụn, kháng viêm, chống oxy hóa, giúp da trắng hồng và mịn màng. Bên cạnh đó, mật ong và tinh bột nghệ còn là những nguyên liệu lành tính, dễ kiếm, giúp tiết kiệm chi phí.
Bước 1: Chuẩn bị mật ong (1 - 2 thìa cà phê), tinh bột nghệ (1 thìa cà phê)
Bước 2: Trộn 2 nguyên liệu trên để được hỗn hợp dạng sệt
Bước 3: Rửa mặt sạch, bôi hỗn hợp (chú ý vùng mũi)
Bước 4: Lưu trên da từ 20 - 25 phút
Bước 5: Rửa lại bằng nước mát
Dưa chuột/dưa leo
Để trị mụn trứng cá ở mũi bạn không nên bỏ qua dưa chuột. Trong dưa chuột có chứa nhiều vitamin, yếu tố vi lượng và dưỡng chất giúp làm lành tổn thương da do mụn nhanh chóng, cải thiện Collagen trong cấu trúc da, ngăn ngừa hình thành sẹo và giúp da trắng sáng. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị 1 quả dưa chuột, rửa sạch
Bước 2: Thái dưa chuột thành những miếng nhỏ, xay nhuyễn
Bước 3: Vệ sinh mặt sạch sẽ da mặt
Bước 4: Đắp dưa chuột đã xay nhuyễn lên vùng da bị mụn trứng cá
Bước 5: Để khoảng 20 - 25 phút và rửa lại bằng nước mát
Chườm đá lạnh
Chườm đá lạnh sẽ giúp giảm tình trạng sưng viêm và thu nhỏ lỗ chân lông. Để trị mụn trứng cá ở mũi, bạn cần chuẩn bị 2 - 3 viên đá lạnh, khăn mềm và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rửa sạch vùng da bị mụn trứng cá
Bước 2: Bọc đá lạnh vào khăn mềm
Bước 3: Chấm nhẹ lên mũi (10 - 15 phút), dùng khăn thấm nước trên mặt
Chăm sóc da và phòng ngừa mụn trứng cá ở mũi
Phòng ngừa mụn trứng cá ở mũi bằng cách chăm sóc da đúng cách đồng thời thiết lập thói quen ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi lành mạnh, phù hợp. Cụ thể:
- Rửa mặt sạch sẽ và đều đặn từ 1 - 2 lần/ngày
- Không dùng nước quá nóng/lạnh, chà xát mạnh khi rửa mặt
- Ưu tiên chọn sữa rửa mặt có nguồn gốc tự nhiên, không Corticoid
- Bỏ thói quen nặn mụn, chạm tay lên mặt
- Giữ điện thoại cách xa mặt khi nói chuyện
- Chú ý đến việc vệ sinh kính cận, kính râm
- Gội đầu, vệ sinh chăn, gối, ga giường thường xuyên
- Bổ sung thực phẩm có tính mát, giàu dinh dưỡng
- Tránh thức khuya, làm việc quá sức, căng thẳng kéo dài
- Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10h - 17h
- Dành khoảng 30 - 45 phút mỗi ngày để tập thể dục thể thao
Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị và phòng ngừa mụn trứng cá ở mũi. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn đừng ngại comment bên dưới bài viết để chúng tôi kịp thời giải đáp. Để có thêm thông tin về các loại bệnh da liễu, hãy truy cập wikibenhdalieu.webflow.io thường xuyên nhé!