8 tác dụng của quả nhàu không phải ai cũng biết

December 21, 2020
Dược liệu

Quả nhàu thuộc họ cà phê, được trồng chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung và miền Nam của nước ta. Hầu hết bộ phận của cây nhàu đều góp mặt trong các bài thuốc Đông y trong đó quả nhàu được sử dụng nhiều hơn cả. Tham khảo bài viết sau để biết 8 tác dụng của quả nhàu với sức khỏe và làn da.

Trái nhàu trị bệnh gì?
Công dụng của quả nhàu

Khái quát về quả nhàu

  • Tên dược liệu: Nhàu
  • Tên gọi khác: Noni, nhàu núi, ngao, dâu bãi biển, dâu Ấn Độ,…
  • Tên khoa học: Morinda Citrifolia thuộc
  • Họ: Cafe – Rubiaceae

Cây nhàu thuộc loại thân gỗ, cao từ 6 - 8m. Cành nhẵn, mập, có 4 cạnh, hơi dẹt, rãnh màu lục hoặc nâu nhạt. Lá hình bầu dục hay hình trứng và mọc đối xứng nhau. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, màu trắng sau đó sẽ chuyển sang màu vàng nhạt.

Quả nhàu hình cầu hoặc trứng, gồm nhiều quả hạch dính vào nhau. Khi chín quả sẽ có màu vàng hoặc hồng nhạt. Trong quả nhàu có rất nhiều hạt, màu đen, hình bầu dục. Nhàu già có mắt căng mọng, người ta sẽ thu hái và bào chế thành dược liệu chữa bệnh.

Tác dụng của quả nhàu với sức khỏe và làn da

“Quả nhàu có tác dụng gì?” là câu hỏi mà chúng tôi nhận được liên tục trong thời gian gần đây. Theo y học cổ truyền, quả nhàu có tính mát, vị hăng, cay nồng, quy vào Đại tràng và Thận, tác dụng hoạt huyết, kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, điều kinh.

Theo một số nghiên cứu hiện đại, quả nhàu chứa nhiều tinh dầu, acid hữu cơ, axit amin, sắt, Na, Mg, K, Ca, vitamin. Đây là những chất có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa rất nhiều bệnh. Cụ thể:

1. Chăm sóc và làm đẹp da

Tác dụng của quả nhàu mà chúng tôi muốn chia sẻ đầu tiên là chăm sóc và làm đẹp da. Theo nghiên cứu, hoạt chất trong quả nhàu có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, bài tiết độc tố, ngăn ngừa mụn và tăng tính đàn hồi cho da. Vì vậy, nó thường được dùng để bào chế sản phẩm phục hồi, chăm sóc và làm đẹp da.

2. Giảm đau

Theo một số tài liệu y học, quả nhàu ngâm rượu giúp giảm đau đau lưng, đau cơ, cổ, đau nửa đầu do căng thẳng. Nước ép quả nhàu giúp vết thương bớt sưng hay giảm triệu chứng như thâm tím, bỏng da, căng da, loét da, phát ban. Loại quả này còn hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp và giảm sự khó chịu cho người bệnh.

3. Kiểm soát bệnh đái tháo đường

Kiểm soát bệnh đái tháo đường là công dụng của trái nhàu mà rất ít người biết đến. Hàm lượng chất oxy hóa trong nhàu giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, khoáng chất, vitamin có lợi cho đường huyết và tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

4. Cải thiện hệ tiêu hóa

Theo chuyên gia, trong quả nhàu có một số chất giúp giảm dịch tiết niêm mạc dạ dày, tăng cường hoạt động của dạ dày và giúp hệ tiêu hóa luôn khỏe mạnh. Một số hoạt chất khác giúp tăng cường hấp thu vitamin, khoáng chất trong đồ ăn và loại bỏ độc tố ra ngoài cơ thể.

5. Ngăn ngừa ung thư

Ngăn ngừa ung thư là một trong những tác dụng của quả nhàu. Quả nhàu có đến 75% là nhóm chất Iridoid, có tác dụng ức chế Interleukin 1, TNF - alpha, chống đột biến tế bào, ngăn ngừa hình thành khối u. Bên cạnh đó, Iridoids Oleuropein có khả năng chống oxy hóa và tăng dung nạp Glucose. Chất Emodin, Rhein có tác dụng ức chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư đặc biệt là ung thư gan và ung thư vú.

6. Tăng sức đề kháng

Để đẩy lùi cảm giác mệt mỏi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bạn không nên bỏ quả nước quả nhàu. Đây là thức uống giúp chống lại tình trạng suy nhược cơ thể và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nước quả nhàu còn giúp chống lại nhiễm trùng và các bệnh liên quan, theo đó, hệ miễn dịch của cơ thể cũng được nâng cao.

7. Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Thêm một tác dụng của quả nhàu là bảo vệ sức khỏe tim mạch. Nước quả nhàu giúp tăng cường Cholesterol tốt, giảm thiểu Cholesterol có hại, làm cho mạch máu thông thoáng, điều hòa huyết áp và ngăn ngừa bệnh lý tim mạch.

8. Cải thiện trí nhớ

Theo nghiên cứu, bổ sung nước ép quả nhàu giúp cải thiện lưu lượng máu đến não, tăng cường chức năng bộ nhớ, duy trì trạng thái minh mẫn.

Bài viết đã giúp bạn biết được quả nhàu có tác dụng gì. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại comment bên dưới bài viết để chúng tôi kịp thời giải đáp. Để có thêm thông tin về các loại bệnh da liễu và cách chăm sóc da, hãy ghé thăm wikibenhdalieu.webflow.io thường xuyên nhé!


Nhữ Văn Triết

Tôi là bác sĩ chuyên khoa da liễu, y học cổ truyền . Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm da cơ địa, Eczema, Tổ Đỉa, Vảy Nến, Á sừng... 

Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !



Related Posts

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form