Tía tô là một loại rau thơm quen thuộc của người Việt Nam, cũng là một vị thảo dược quý với rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là 4 tác dụng của cây tía tô mà chưa được nhiều người biết tới.
Thông tin tổng quan về cây tía tô
Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens. Đây là một loài thân thảo thuộc họ bạc hà (Lamiaceae). Nó được nuôi cấy và sản xuất chủ yếu ở các nước như châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Thái Lan và Hàn Quốc.
Gần đây, công dụng của lá tía tô ngày càng được chú ý nhiều hơn. Phân tích sinh học của tía tô cho thấy nó có tác dụng chống lại nhiều bệnh tật nguy hiểm như ung thư, đái tháo đường, hen suyễn; khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ tim mạch.
Tác dụng của cây tía tô
Hàm lượng nhóm chất phytochemical trong tía tô cực kỳ dồi dào. Các hợp chất hóa thực vật chính được báo cáo trong loài này là:
- Phenolic (acid rosmarinic, acid caffeic, acid ferulic),
- Flavonoid (luteolin, apigenin),
- Phytosterol, Tocopherols, Policosanols và axit béo....
- Dầu hạt tía tô cũng là một nguồn giàu acid béo thiết yếu như acid α-linolenic (54-64%) và acid linoleic (14%).
Hạt tía tô và dầu của nó đã được sử dụng rộng rãi trong các công thức dinh dưỡng và y học cổ truyền. Lá tía tô trị bệnh gì, hãy cùng tìm hiểu.
Giảm dị ứng
Acid rosmarinic, một hợp chất với hàm lượng dồi dào trong tía tô, có khả năng kháng viêm mạnh mẽ, từ đó giảm thiểu các triệu chứng của bệnh dị ứng.
Cả chứng dị ứng mãn tính hay phản ứng dị ứng đột ngột đều phản ứng tốt với tía tô. Một nghiên cứu trên động vật công bố trên tạp chí "Experimental Biology and Medicine" số tháng 1/ 2011 cho thấy, chiết xuất lá tía tô làm giảm các triệu chứng như chảy nước mũi, đỏ mắt,...
Phòng ngừa ung thư
Trong tía tô có luteolin thuộc nhóm flavonoid, có khả năng chống oxy hóa hiệu quả. Cùng với các hợp chất triterpene và acid rosmarinic, tía tô có thể mang lại lợi ích chống lại các tế bào ung thư. Việc sử dụng chiết xuất lá tía tô tại chỗ có khả năng ức chế sự phát triển của bệnh ung thư da.
Tạp chí "International Journal of Nanomedicine" số ra năm 2012 công bố báo cáo về một hoạt chất tên là rượu perillyl của tía tô ức chế các khối u tiến triển của K da, nâng tỷ lệ sống sót ở động vật thí nghiệm lên tới 80%.
Kiểm soát bệnh tự miễn
Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Hoa Kỳ) liệt kê dầu hạt tía tô vào nhóm các loại dầu thực vật có hàm lượng omega-3 (acid alpha linolenic) cao. Hoạt chất này cực kỳ hữu ích trong vấn đề kiểm soát các tình trạng tự miễn của cơ thể như viêm khớp dạng thấp, lupus và hen suyễn.
Theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí "Planta Medica" số tháng 1 năm 2007, bệnh hen suyễn đáp ứng tốt với việc trị liệu bằng dầu hạt tía tô. Dầu tía tô với liều lượng 1,1 gam / kg thể trọng ức chế sự co thắt đường thở khi phản ứng với chất kích thích hít phải.
Dầu hạt tía tô cũng ngăn chặn sự di chuyển của tế bào bạch cầu vào đường hô hấp. Ngoài ra, nó phòng ngừa tình trạng sốc phản vệ - một phản ứng miễn dịch nghiêm trọng và đe dọa đến tính mạng. .
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Việc bổ sung mầm tía tô giúp giảm trọng lượng cơ thể và mức chất béo trung tính triacylglycerol huyết thanh. Nó cũng cải thiện các tình trạng tăng đường huyết, giảm dung nạp glucose và kháng insulin.
Trong một nghiên cứu khác, acid chlorogenic và acid rosmarinic được xác định là chất ức chế enzyme aldose reductase, làm giảm các biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, dầu tía tô giảm đáng kể lượng vi khuẩn gram dương - một loại vi khuẩn kỵ khí, và chịu trách nhiệm về rối loạn chuyển hóa glucose. Hơn nữa, tía tô có khả năng làm tăng hệ vi sinh Lactobacillus, được coi là vi khuẩn có lợi vì chuyển đường thành acid lactic.
Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã nắm được những tác dụng của cây tía tô mang lại cho con người. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào, bạn đừng ngại comment bên dưới bài viết để chúng tôi kịp thời giải đáp. Ghé thăm wikibenhdalieu.webflow.io thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!