Tỏi mang lại giá trị cao trong ẩm thực, nó giúp món ăn, nước chấm trở nên thơm ngon, hấp dẫn. Ngoài ra, tỏi còn rất tốt với sức khỏe và làn da. Nếu bạn chưa biết công dụng của tỏi, bạn không nên bỏ qua bài viết này.
Khái quát về củ tỏi
Tỏi (Allium sativum) thuộc họ Hành (Alliaceae), dễ trồng, nếu gặp thời tiết thuận lợi sẽ phát triển rất nhanh. Thân hình trụ, phía trên có nhiều lá và phía dưới có nhiều rễ phụ. Lá tỏi cứng, có rãnh khía và mép hơi ráp. Bộ phận được sử dụng phổ biến nhất là củ. Củ tỏi thường được dùng để làm gia vị trong nước chấm hoặc chế biến món ăn.
Theo các chuyên gia, củ tỏi chứa Protein, Carbohydrates, Calo và một số dưỡng chất quan trọng khác như vitamin B, sắt, photpho, canxi, kali, magie, mangan,... Hợp chất hữu cơ Sulfur và Glycosides là thành phần chính của tỏi. Tỏi cũng có hàm lượng Germanium và Selen khá cao, trong đó, lượng Germanium được ước tính cao hơn so với trà xanh hay nhân sâm. Allicin là hoạt chất quan trọng trong củ tỏi, là hoạt chất kháng sinh mạnh.
Công dụng của tỏi với sức khỏe và làn da
Tỏi giàu dinh dưỡng, bổ sung tỏi mỗi ngày sẽ giúp phòng ngừa rất nhiều bệnh và tăng cường sức khỏe làn da. Vậy, ăn tỏi có tác dụng gì?
Chữa trị và phòng ngừa cảm cúm
“Ăn tỏi sống có tốt không?” là thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Theo chuyên gia tiêu hóa, ăn tỏi sống thường xuyên là một trong những cách giúp tăng sức đề kháng và chống cảm lạnh. Có không ít nghiên cứu chỉ ra rằng, duy trì thói quen ăn tỏi sống mỗi ngày sẽ rút ngắn được 60% nguy cơ cảm cúm, 70% thời gian bị cảm và giúp người bệnh phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
Chăm sóc và làm đẹp da
Trong danh sách công dụng của tỏi không thể bỏ qua công dụng chăm sóc và làm đẹp da. Vitamin trong tỏi có khả năng ức chế hình thành sắc tố, ngăn ngừa lão hóa, chống nắng và làm mềm da. Ngoài ra, tỏi còn có tác dụng trị mụn, chữa lành tổn thương và loại bỏ tế bào da chết.
Hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ ung thư
Theo nghiên cứu, tỏi có tác dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh ung thư nhất là ung thư đường ruột. Hoạt chất trong củ tỏi có tác dụng ức chế quá trình chuyển Nitrat thành Nitrit trong dịch vị, ngăn cản hình thành Nitrosamine và giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Thành phần trong tỏi giúp ngăn ngừa sự hình gốc tự do và sự xâm hại của độc tố, chất gây ung thư.
Hỗ trợ xương khớp
Vitamin (C, B6,…), kẽm, mangan, enzyme, chất chống oxy hóa trong tỏi rất tốt cho xương khớp. Những chất này giúp ngăn ngừa sự hình thành các mô liên kết và chuyển hóa xương. Nếu ăn tỏi đều đặn sẽ giúp tăng khả năng hấp thu canxi, từ đó xương cũng chắc khỏe hơn.
Phòng bệnh tim mạch
Thêm một công dụng của tỏi là phòng bệnh tim mạch. Thường xuyên ăn tỏi sẽ giúp cho quá trình lão hóa của động mạch chủ giảm đáng kể. Tỏi còn giúp tăng mức Cholesterol tốt và giảm mức Cholesterol xấu, theo đó, các mảng xơ vữa trên thành mạch máu bị loại bỏ. Tỏi có tác dụng ức chế tích tụ tiểu cầu, giảm mỡ máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối. Vì vậy, duy trì thói quen ăn tỏi sẽ giúp phòng bệnh tim mạch hiệu quả.
Cường dương
Tỏi có rất nhiều công dụng trong đó có tác dụng cường dương. Một loại một số hợp chất có khả năng sản sinh enzyme Nitric oxide synthase nên rất tốt cho cho những trường hợp bị cương cứng. Chỉ cần ăn 2 - 3 nhánh tỏi mỗi ngày và duy trì trong khoảng 2 tháng sẽ giúp tăng lượng tinh dịch và số lượng tinh trùng. Thêm nữa, một số hoạt chất trong tỏi còn giúp nâng cao thể lực và giảm mệt mỏi.
Một số công dụng khác của tỏi
Ngoài những công dụng kể trên, tỏi còn có khả năng:
Lọc độc tố trong máu: Allicin giúp loại bỏ độc tố trong máu, gia tăng tế bào bạch cầu khỏe mạnh và làm sạch hệ hô hấp.
Tốt cho phụ nữ mang thai: Một số hoạt chất trong tỏi giúp giảm nguy cơ tiền sản giật trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, tỏi còn giúp tăng trọng lượng thai nhi khi có nguy cơ thiếu cân.
Bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng của tỏi. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, bạn đừng ngại cho chúng tôi biết bằng cách comment bên dưới bài viết. Để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác, hãy ghé thăm wikibenhdalieu.webflow.io thường xuyên nhé!