Ổi là cây ăn quả được ưa chuộng ở nước ta. Dân gian còn sử dụng các bộ phận của nó trong đó có lá để làm thuốc chữa bệnh. Vậy, lá ổi có tác dụng gì? Đáp án chi tiết sẽ có ngay trong bài viết sau.
Khái quát về cây ổi
Ổi là một loại cây nhỡ, cao khoảng từ 3 - 5m, cành nhỏ. Lá ổi hình bầu dục và thường mọc đối nhau. Mặt trên lá nhẵn hoặc có lông, mặt dưới có lông mịn. Hoa ổi màu trắng và mọc đơn ở các kẽ lá. Quả mọng, đầu quả có sẹo của đài, hình dáng quả thay đổi tùy theo loài. Mỗi quả có chứa rất nhiều hạt, không đều, màu hơi hung.
Lá, búp non, vỏ, rễ ổi có thể thu hái quanh năm còn quả thì chỉ thu hái khi đã chín. Sau khi thu hái người ta sẽ mang rửa sạch, sử dụng trực tiếp hoặc phơi khô để dùng dần. Nếu dùng dược liệu tươi thì nên sử dụng trong ngày hoặc bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Nếu là dạng khô, nên để trong túi kín, bảo quản nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.
Lá ổi có tác dụng gì?
Hầu hết các bộ phận của cây ổi từ quả, lá, rễ… đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, lá ổi được sử dụng phổ biến hơn. Trong lá ổi có nhiều dược chất quý như β-Sitosterol, Berbagai, Eugenol, Flavonoid, Quercetin, Avicularin, Volatile oil, Leucocyanidin, Guaijaverin, Vitamin C, Polysaccharide,… Nhờ các thành phần kể trên mà lá ổi thường có mặt trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh tiêu chảy, tiểu đường, dạ dày, tim mạch,... Dưới đây là một số công dụng của lá ổi bạn nên biết:
Đau răng: Nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm mà lá ổi có tác dụng bảo vệ nướu, răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn. Nếu bị đau răng, bạn đừng bỏ qua lá ổi nhé! Bạn có thể đắp hoặc uống nước lá ổi để giảm đau và sưng răng, tránh bị áp xe răng.
Bệnh tiêu chảy: Lá ổi non được sử dụng để chữa bệnh tiêu chảy cấp, thường xuyên đau bụng hoặc đi ngoài nhiều lần trong ngày. Hoạt chất Berbagia trong lá ổi giúp giảm thời gian vận chuyển phân và cải thiện tiêu chảy hiệu quả.
Bệnh dạ dày: Dược chất Beta-sitosterol tanin, Tanin Pyrogalic trong lá ổi có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm, se niêm mạc dạ dày, ngăn ngừa xuất huyết, viêm nhiễm dạ dày, ruột.
Tiểu đường: Trong lá ổi có hoạt chất có khả năng ức chế Tyrosine phosphatase 1B. Theo đó, uống nước lá ổi có tác dụng giảm hoạt động của enzyme Alpha-glucosidase, theo đó, đường huyết được điều hòa và ức chế tiểu đường tuýp 2.
Tim mạch: Khi nhắc đến công dụng của lá ổi không thể bỏ qua khả năng điều hòa Cholesterol xấu, ổn định huyết áp, tăng cường sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ bị đột quỵ.
Ho và viêm phế quản: Dân gian thường dùng lá ổi để làm thuốc chữa ho dai dẳng và viêm phế quản. Đó là nhờ khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và hàm lượng vitamin C ca trong lá này.
Ung thư: Lá ổi có hàm lượng Lycopene dồi dào. Đây là chất có tác dụng tiêu diệt gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Theo một số nghiên cứu, lá ổi còn có khả năng ức chế Hormone giúp tế bào ung thư phát triển.
Tăng cường miễn dịch: Dược chất Quercetin, Lycopene, Flavonoid trong lá ổi có khả năng chống oxy hóa, ức chế vi khuẩn gây bệnh và nâng cao miễn dịch cho cơ thể.
Dưỡng tóc: Lá ổi chứa nhiều vitamin (B, C,…) có khả năng kích thích sản sinh collagen, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc và dưỡng tóc chắc khỏe. Các dược chất này còn giúp tái tạo mô tế bào da đầu, giảm khô da và phục hồi tóc hư tổn.
Giúp não bộ khỏe mạnh: Vitamin B3 và B6 trong lá ổi giúp máu lưu thông lên não tốt hơn. Từ đó, chức năng nhận thức của não bộ cải thiện, các dây thần kinh giãn ra, giảm nguy cơ đột quỵ và tai biến ở người trung, cao tuổi.
Trên đây là đáp án chi tiết cho câu hỏi: “Lá ổi có tác dụng gì?”. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại comment bên dưới bài viết để chúng tôi kịp thời giải đáp. Để có thêm thông tin về các loại bệnh da liễu, hãy ghé thăm wikibenhdalieu.webflow.io thường xuyên nhé!