Tổng hợp công dụng của lá bàng bạn cần phải biết

December 3, 2020
Dược liệu

Lá bàng phổ biến ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được dùng để chữa rất nhiều bệnh. Các bài thuốc chữa bệnh từ lá bàng được ghi chép lại trong các tài liệu y học cổ truyền. Vậy, công dụng của lá bàng là gì? Theo dõi bài viết sau để có được đáp án chi tiết.

Lá bàng có tác dụng gì?
Lá bàng có tác dụng gì?

Công dụng của lá bàng bạn nên biết

Cây bàng (Terminalia catappa) là cây thân gỗ, thuộc họ trâm bầu, sinh sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cây có thể cao đến 35m, tán thẳng, đối xứng và cành nằm ngang. Lá bàng to, hình trứng, màu xanh đậm, bề mặt nhẵn, rộng khoảng 10 - 14cm, dài 15 - 25cm. Hoa bàng là hoa đơn tính, có màu trắng, nở vào mùa hè.

Quả thuộc loại quả hạch, khi còn non màu xanh lục, sau đó ngả vàng và chín có màu đỏ. Người ta thường thu hái lá bàng tươi sau đó phơi khô hoặc sấy để làm thuốc chữa bệnh. Hầu như các bộ phận của cây bàng đều được dùng làm thuốc chữa bệnh nhưng lá được dùng phổ biến. Lý do là lá bàng dễ thu hái và lành tính hơn so với các bộ phận khác.

Theo y học hiện đại, lá bàng chứa hoạt chất tanin, flavonoid, phytosterol,… giúp chữa lành và tái tạo vùng da bị tổn thương. Đặc biệt, chất tanin có khả năng kháng khuẩn, chống mưng mủ cho vết thương ngoài da. Bên cạnh đó, những hoạt chất khác trong lá bàng sẽ giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy nhất là khi bị viêm da cơ địa.

Công dụng của lá bàng đã được GS.TS Đỗ Tất Lợi tổng hợp trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Trong đó, một số công dụng chính không thể không nhắc đến đó là:

  • Nhiệt miệng
  • Sâu răng
  • Viêm nướu
  • Viêm họng, ho khan
  • Chàm má
  • Chứng ra mồ hôi
  • Kiết lỵ
  • Đau dạ dày
  • Viêm âm đạo, viêm lộ tuyến ở phụ nữ
  • Vết thương ngứa, lên da non
  • Mụn nhọt và vết thương có mủ

Một số bài thuốc chữa bệnh bằng lá bàng

Có rất nhiều cách dùng lá bàng để chữa bệnh. Bạn có thể dùng lá bàng tươi/khô để sắc thuốc uống, tắm, đắp lên vùng da bị tổn thương. Tuy nhiên, nếu đắp ngoài da, bạn nên dùng lá bàng tươi để tăng hiệu quả trị bệnh. Tham khảo cách dùng lá bàng để chữa bệnh viêm da cơ địa, đau dạ dày và nhức răng.

Viêm da cơ địa

Lá bàng có tác dụng cải thiện triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu mà bệnh viêm da cơ địa gây nên. Vì hiệu quả, tiết kiệm chi phí và cách thực hiện đơn giản nên bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng được nhiều người áp dụng. Có rất nhiều cách chữa viêm da cơ địa bằng lá bàng: sắc thuốc uống, đắp, tắm,… Bạn có thể tham khảo cách sau:

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non và 3 thìa muối biển

Bước 2: Rửa sạch lá bàng, ngâm với nước muối loãng (2 thìa muối biển)

Bước 3: Vớt ra, để ráo nước, cho vào cối giã nát hoặc máy xay sinh tố xay nhuyễn

Bước 4: Rửa sạch vùng da bị tổn thương, đắp nước cốt và bã  

Bước 5: Giữ nguyên trên da khoảng 15 - 20 phút sau đó bỏ bã (không rửa lại với nước)

Lá bàng non chữa đau dạ dày

Trong lá bàng có thành phần hóa học giúp làm lành vết thương ở dạ dày. Ngoài ra, những thành phần đó còn có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa thức ăn. Các bước thực hiện khá đơn giản:  

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá bàng non (còn nhựa)

Bước 2: Rửa sạch lá bàng, ngâm với nước muối loãng

Bước 3: Vớt ra, cho vào nồi nước sạch, thêm khoảng 2 lít nước

Bước 4: Bắc nồi nước lên bếp, đun sôi

Bước 5: Cho nước lá bàng vào lọ/bình giữ nhiệt để uống dần

Đau nhức răng

nước lá bàng
Súc miệng bằng nước lá bàng chữa đau răng

Theo Đông y, lá bàng có tác dụng trừ độc, tiêu viêm, được dùng khi bị viêm loét, chảy mủ do tác động của vi khuẩn. Chính vì vậy, nó thường được dùng để giảm sưng lợi và chống viêm răng. Các bước thực hiện rất đơn giản:

Bước 1: Chuẩn bị 10 lá bàng non, 1 thìa cà phê muối biển, 300ml nước lọc, khăn sạch/rây lọc, cối/máy xay sinh tố

Bước 2: Rửa sạch lá bàng non, để ráo nước

Bước 3: Giã nát/xay nhuyễn cùng 1 thìa muối biển và 300ml nước lọc

Bước 4: Dùng rây/khăn sạch lọc lấy nước cốt

Bước 5: Cho nước cốt lá bàng vào chai/lọ sạch, bảo quản ở nơi thoáng mát để sử dụng dần (súc miệng – tần suất 4 tiếng/lần), kiên trì trong 1 tuần

Bài viết đã giúp bạn biết được lá bàng chữa bệnh gì. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, bạn đừng ngại comment bên dưới bài viết để chúng tôi kịp thời giải đáp. Ghé thăm wikibenhdalieu.webflow.io thường xuyên để không bỏ lỡ những bài chia sẻ hữu ích khác nhé!

 


Nhữ Văn Triết

Tôi là bác sĩ chuyên khoa da liễu, y học cổ truyền . Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong khám và điều trị các bệnh lý về viêm da cơ địa, Eczema, Tổ Đỉa, Vảy Nến, Á sừng... 

Tôi luôn muốn chia sẻ những kiến thức liên quan đến sức khỏe , y tế cho mọi người !



Related Posts

Đăng ký nhận tư vấn miễn phí

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form